Bỏ túi 9 bước khám thai dành cho mẹ bầu
Ngày đăng: 10.03.2018
Tư vấn y khoa:
Khám thai là việc làm quan trọng cần được thực hiện ngay từ khi phát hiện mang thai cho đến khi sinh. Điều này giúp đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, tầm soát tốt những nguy hiểm có thể ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như sự phát triển của thai. Và để làm được điều này, chị em hãy bỏ túi 9 bước khám thai dành cho mẹ bầu dưới đây.
9 bước khám thai dành cho mẹ bầu có 1 thai kỳ khỏe mạnh
Bước 1: Tư vấn và khai thác tiền sử của thai phụ
Đây là một trong 9 bước khám thai quan trọng giúp các bác sĩ nắm được những thông tin từ phía thai phụ từ đó có thể đưa ra các chẩn đoán ban đầu, quyết định việc chỉ định các xét nghiệm khác. Các bác sĩ có thể khai thác thông tin của sản phụ bao gồm tên tuổi, địa chỉ, điều kiện hôn nhân, các dấu hiệu trước và sau khi phát hiện có thai, tình hình sức khỏe hiện tại, các tiền sử bệnh tật của cá nhân, gia đình, hoặc các loại thuốc sử dụng gần đây nhất, các biến đổi của cơ thể. Ngoài ra, tùy thuộc vào những thời điểm khám thai mà các bác sĩ có thể khai thác thông tin cũng như tư vấn thông tin thích hợp nhất.
Bước 2: Khám tổng quát
Ở những mốc khám thai sản phụ sẽ được thăm khám toan thân bao gồm xác định cân nặng ở thời điểm khám thai, huyết áp, nhịp tim, phổi, khám vú, các phản xạ khác. Việc khám này nhằm xác định tình trạng sức khỏe tổng thể liệu có vấn đề gì bất thường hay không, cân nặng của sản phụ có phù hợp với tuổi thai không từ đó có định hướng xử lý sớm.
Bước 3: Khám phụ khoa
Các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám vùng bụng của chị em nhằm xác định xem có vết mổ cũ không, nắn tìm đáy tử cung, các cực của thai, đo chiều cao tử cung, vòng bụng, nghe tim thai,… từ đó đưa ra đánh giá ban đầu về sự phát triển của thai nhi và của mẹ bầu. Ngoài ra, khi khám phụ khoa các bác sĩ có thể phát hiện các viêm nhiễm và kịp thời xử lý sớm vì các bệnh viêm nhiễm này có thể gây ra những ảnh hưởng đến quá trình phát triển của thai cũng như có thể gây xả thai, đẻ non, rất nguy hiểm.
Bước 4: Làm xét nghiệm và siêu âm
Các xét nghiệm khi đi khám thai thường bao gồm các xét nghiệm như công thức máu, HbsAg, đường máu, thử protein niệu,… kết hợp siêu âm thai vào các tuần quan trọng như 11-13 tuần, 31 -33 tuần để phát hiện những bất thường về nhiễm sắc thể, hình thái của thai, dị tật thai,…từ đó có định hướng can thiệp, xử lý sớm.
Xem thêm: |
Bước 5: Tiêm phòng
Hầu hết các phụ nữ mang thai đều được thực hiện các mũi tiêm phòng, trong đó có mũi uốn. Riêng đối với mũi uốn ván cần tiêm 5 lần và sau 5 lần tiêm thì có tiêm các mũi nhắc lại hay không còn tùy thuộc vào thời điểm mang thai ở mỗi người.
Bước 6: Cung cấp thuốc canxi, sắt, axit folic, …
Sắt, canxi, axit folic,…là những chất cần được bổ sung đặc biệt dành cho mẹ bầu để có thai kỳ khỏe mạnh. Do đó, việc bổ sung các chất này cũng là một phần quan trọng trong các bước khám thai.
Bước 7: Hướng dẫn vệ sinh thai nghén
Vệ sinh thai nghén giúp thai phụ chuẩn bị được những kiến thức rất quan trọng trong thai kì. Rất nhiều mẹ bầu không quan tâm nhiều đến kiến thức vệ sinh thai nghén, tuy nhiên đây là một bước quan trọng trong 9 bước khám thai cơ bản, giúp mẹ bầu có được những kiến thức cần thiết trong thai kì.
Bước 8: Điền vào sổ, ghi phiếu, điền bảng và hộp quản lý thai
Đây là công việc cần thiết giúp bác sĩ theo dõi và nắm bắt được tình trạng sức khỏe của mẹ bầu và thai nhi trong từng giai đoạn phát triển. Đồng thời lập kế hoạch chăm sóc, tiên lượng và chuẩn bị tốt cho ngày sinh, đề phòng những nguy cơ có thể xảy ra khi chuyển dạ.
Bước 9: Kết luận về việc khám thai, hẹn lịch khám lại
Sau khi trải qua các bước khám thai nêu ở trên, thai phụ sẽ được bác sĩ thông báo kết quả, tư vấn và hẹn lịch khám lần tiếp theo. Nếu trong kết quả xét nghiệm có gì bất thường, bác sĩ cũng sẽ kịp thời tư vấn biện pháp xử lý kịp thời.
Trên đây là 9 bước khám thai dành cho mẹ bầu mà chị em cần nắm được để có thể chủ động hơn trong quá trình thăm khám, nâng cao hiệu quả khám thai. Nếu như còn thắc mắc và muốn hỏi về kiến thức thai nghén chị em có thể liên hệ với bác sĩ phòng khám qua số điện thoại 0969 668 152 hoặc chat trực tiếp với bác sĩ trên website của phòng khám.
Địa chỉ: 152 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội.