Khám phụ khoa có đau không
Ngày đăng: 16.01.2018
Tư vấn y khoa:
Khám phụ khoa là việc kiểm tra vùng kín ở nữ giới nhằm xác định kích thước, vị trí các bộ phận trong âm đạo, giúp nữ giới biết được tình trạng sức khỏe và phát hiện sớm những căn bệnh phụ khoa từ đó giúp ích cho việc điều trị và phòng tránh các viêm nhiễm, bệnh xã hội, đảm bảo chức năng sinh sản của chị em. Nhưng nhiều chị em do lo lắng hoặc mang tâm lý ngại ngần, sợ đau vì nghĩ khám phụ khoa sẽ phải dùng dụng cụ tác động đến vùng kín nên không dám đi khám. Vậy khám phụ khoa có đau không? Câu hỏi này sẽ được giải đáp bởi các bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội trong bài viết dưới đây.
Dấu hiệu mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa |
Khám phụ khoa có đau không và khám những gì
Khám lâm sàng: là bước thăm khám ban đầu, bác sĩ sẽ đặt những câu hỏi về tình trạng sức khỏe hiện tại của bạn. Dựa theo câu trả lời của bạn, bác sĩ sẽ có những chuẩn đoán ban đầu mang tính tương đối về tình trạng của bạn. Một số câu hỏi thường gặp là: bạn đã quan hệ tình dục chưa? Bạn đã có chồng chưa?…
Khám vùng kín: ở bước khám vùng kín, bác sĩ sẽ khám bên ngoài âm đạo bằng mắt thường, sau đó sẽ dựa vào tình trạng âm đạo của bạn để phát hiện các triệu chứng bệnh như có thể có mụn cóc, mẩn ngứa, u nang,…
Khám mỏ vịt: sau khi khám vùng kín bằng mắt thường, bác sĩ sẽ tiến hành khám bằng mỏ vịt. Thao tác này sẽ giúp kiểm tra mọi “ngõ ngách” trong âm đạo, bác sĩ sẽ lấy mẫu tế bào âm đạo, dịch âm đạo để xét nghiệm, nhằm phát hiện các loại vi khuẩn, nấm, virus gây bệnh,… sau đó dựa vào đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp nếu bạn mắc bệnh phụ khoa. Vì khám mỏ vịt sẽ đi sâu vào bên trong âm đạo, sẽ làm rách màng trinh nên nếu chị em nào chưa quan hệ tình dục, bác sĩ sẽ không thực hiện thao tác này mà chỉ chẩn đoán qua hiện trạng khí hư và các biểu hiện khác. Trong trường hợp bất thường như vùng kín có khối u, bác sĩ sẽ khám qua đường hậu môn.
Khám trực tràng: ở bước này, bác sĩ sẽ dùng tay (đeo găng tay y tế) và bôi trơn âm đạo và kiểm tra kích thước, hình dạng, vị trí tử cung bằng cách ấn nhẹ vào bụng dưới.
Các xét nghiệm cận lâm sàng: sau khi khám phụ khoa, chị em sẽ được xét nghiệm dịch âm đạo, nội tiết tố, siêu âm, chụp X-quang,…
Khám phụ khoa định kỳ nhằm mục đích phát hiện sớm những căn bệnh phụ khoa nguy hiểm ở nữ giới nhằm có phương pháp điều trị dứt điểm càng sớm càng tốt. Không thể phủ nhận lợi ích của việc khám phụ khoa định kỳ, tuy nhiên, nhiều chị em vẫn còn tâm lý sợ đau và tổn thương vùng kín nên không dám đi khám. Trên thực tế, những thao tác thăm khám phải tác động đến vùng kín như dùng tay hoặc khám mỏ vịt, nếu được thực hiện bởi bác sĩ tay nghề cao, nhiều kinh nghiệm, cơ sở y tế chất lượng thì hoàn toàn không gây đau đớn. Bên cạnh đó, nếu bạn chưa từng quan hệ tình dục thì bác sĩ sẽ không thực hiện khám mỏ vịt để không ảnh hưởng tới màng trinh.
Vì vậy mà chị em cũng không nên quá lo lắng về suy nghĩ ” khám phụ khoa có đau không ” chắc chắn là không đau với những chị em có một tâm lý thoải mái. Nếu tâm lý không ổn hay lo lắng thì sẽ hơi tê tê một chút.
Lưu ý khi đi khám phụ khoa
Để việc khám phụ khoa đạt hiệu quả cao nhất, chị em cần chú ý những điều sau:
- Nên đi khám phụ khoa vào buổi sáng và tuyệt đối không được ăn gì trước khi khám.
- Trước khi khám không nên quan hệ tình dục.
- Mặc quần áo thoải mái nhất có thể, tiện lợi cho việc khám.
- Khi được bác sĩ hỏi, hãy chia sẻ hết những dấu hiệu bất thường mà chị em cảm thấy trong cơ thể mình để có kết quả chẩn đoán chính xác nhất, không nên ngại ngùng, giấu bệnh.
Bài viết trên đây đã trả lời câu hỏi “đi khám phụ khoa có đau không?” của các chị em, bên cạnh đó là những thông tin về các bước khám phụ khoa. Hy vọng chị em sẽ tích cực đi khám phụ khoa để bảo vệ sức khỏe của mình, nếu chị em còn bất cứ thắc mắc liên quan tới khám phụ khoa, hãy liên hệ với tổng đài 02437 152 152 hoặc chat trực tuyến tại [Tư vấn trực tuyến] để được các bác sĩ của Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội hỗ trợ tư vấn 24/24.