Đau bụng dưới ở nữ có phải bệnh phụ khoa
Ngày đăng: 4.12.2017
Tư vấn y khoa:
Đau bụng dưới là cảm giác đau ở vùng bụng từ rốn trở xuống khiến nhiều chị em tỏ ra lo lắng, nhất là những chị em đang trong độ tuổi sinh sản. Vậy, đau bụng dưới có phải bệnh phụ khoa? Sau đây, các bác sĩ Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội sẽ cung cấp một số thông tin về vấn đề này. Mong rằng qua những thông tin mà các bác sĩ chia sẻ chị em sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về tình trạng đau bụng dưới.
Đau bụng dưới ở nữ có phải bệnh phụ khoa?
Khi bị đau bụng dưới rất có thể nữ giới đã mắc một trong các bệnh phụ khoa sau:
- Viêm bàng quang: nguyên nhân gây bệnh là do nhiễm khuẩn. Khi mắc bệnh, người bệnh thường thấy đau dữ dội vùng xương mu, tiểu đau, nóng rát khi tiểu…
- U nang buồng trứng: khi thấy xuất hiện đau một bên bụng dưới và có rối loạn kinh nguyệt, u càng to thì nguy cơ xoắn buồng trứng và ống dẫn trứng càng lớn. Bệnh chỉ được phát hiện khi khám phụ khoa.
- Viêm ống dẫn trứng: bệnh xuất hiện do các vi khuẩn có hại gây ra tại một hoặc cả hai bên buồng trứng và có các biểu hiện như các cơn đau vùng bụng dưới, cơn đau tăng lên khi giao hợp, chảy máu giữa các vòng kinh, sốt và có khí hư ra nhiều bất thường.
- Chửa ngoài dạ con: thường xuất hiện ở một bên buồng trứng hoặc ở ruột non với các triệu chứng đau nhiều ở một bên vùng bụng dưới và chảy máu. Có thể xuất hiện những cơn đau dữ dội ở vùng bụng dưới hoặc chuột rút, chảy máu âm đạo và cảm giác khó ở khiến người bệnh mệt mỏi, sức khỏe suy giảm. Chữa ngoài dạ con vô cùng nguy hiểm có thể gây ra chảy máu trong, đe dọa đến tính mạng. Do đó thai phụ cần đi khám và điều trị nhanh chóng.
- Hội chứng tiền kinh nguyệt: xảy ra ở bất cứ người phụ nữ nào, không chỉ có biểu hiện bụng dưới bị đau mà còn kèm theo các dấu hiệu như nổi mụn trứng cá, đau bụng, chuột rút…
- U xơ tử cung: u xơ tử cung thường phát triển ở thành tử cung được gọi là u xơ. Nữ giới mắc bệnh thường xuất hiện các triệu chứng: đau bụng, đau lưng, đau khi quan hệ tình dục…
Bên cạnh đó, đau bụng dưới ở phụ nữ còn là dấu hiệu của bệnh tim mạch tổn thương khi phẫu thuật, hoặc do buồng trứng xung huyết khung chậu gây nên các cơn đau bụng.
Đau bụng dưới phải làm gì?
Khi cơ thể có dấu hiệu bụng dưới bị đau chị em cần nhanh chóng đến cơ sở y tế chuyên khoa uy tín để được các bác sĩ thăm khám lâm sàng, tiến hành các xét nghiệm cần thiết để chẩn đoán đúng bệnh. Từ nguyên nhân, mức độ bệnh và tình trạng sức khỏe người bệnh, bác sĩ sẽ tư vấn các phương pháp điều trị hiệu quả. Đối với từng loại bệnh sẽ có phác đồ điều trị phù hợp giúp người bệnh sớm lấy lại sức khỏe. Ngoài ra, chị em cũng nên đi khám phụ khoa định kì để sớm phát hiện và điều trị bệnh kịp thời. Đặc biệt, khi phát hiện các triệu chứng của bệnh thì nên đến ngay phòng khám chuyên khoa để kiểm tra và sớm chữa.
Lời khuyên của bác sĩ
Các bác sĩ Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội khuyên chị em tuyệt đối không được chủ quan với các triệu chứng bệnh, nhất là tình trạng đau bụng dưới ở nữ giới. Nếu bệnh không kịp thời được phát hiện và điều trị sẽ gây biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng đến cả sức khỏe lẫn khả năng sinh sản của người bệnh. Hơn thế, trong quá trình điều trị người bệnh cần tuyệt đối tuân thủ phác đồ điều trị của bác sĩ, uống thuốc đúng giờ, đúng liều lượng, không được tự ý ngừng thuốc hoặc mua thuốc về điều trị mà không có chỉ dẫn của bác sĩ.
Một số câu hỏi thường gặp
-
Đau bụng dưới có nguy hiểm không?
Chị Hoàng Thu (25 tuổi, Hà Nội) có hỏi: Thưa bác sĩ, tôi đang mang thai đến tuần thứ 6 thì thấy vùng bụng dưới thường xuyên bị đau râm ran. Đây là lần đầu tôi mang thai nên rất lo lắng, không biết triệu chứng này có ảnh hưởng gì đến con không?
Bác sĩ chuyên khoa Sản phụ khoa Trần Thúy Vân – Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội với hơn 30 năm kinh nghiệm cho biết: ở những tuần đầu của thai kì, hầu như thai phụ nào cũng có cảm giác đau tức vùng bụng dưới kèm theo cảm giác chóng mặt, buồn nôn. Tuy nhiên, hiện tượng đau vùng bụng dưới xuất hiện thường xuyên, cả những tuần sau đó triệu thì đây có thể là dấu hiệu cảnh báo những biến chứng thai kì nguy hiểm mà thai phụ không biết như thai ngoài tử cung, dọa sảy thai, tiền sản giật…
Do đó, thai phụ cũng như gia đình cần hết sức lưu tâm, nếu thấy những cơn đau kéo dài và đi kèm với các dấu hiệu bất thường như xuất huyết âm đạo, cơ thể phù nề, ngất, nôn mửa dữ dội… thì cần đến cơ sở y tế chuyên khoa để được thăm khám và điều trị kịp thời.
-
Đau bụng dưới có phải là dấu hiệu mang thai không?
Đây là câu hỏi Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội thường xuyên nhận được trong thời gian gần đây. Với câu hỏi này, các bác sĩ của Phòng khám cho biết chưa thể chắc chắn đau bụng dưới ở nữ có phải là dấu hiệu mang thai hay không. Muốn biết được thì chị em cần dùng que thử thai hoặc đến cơ sở y tế chuyên khoa để khám, siêu âm và chẩn đoán chính xác.
-
Đau bụng dưới khi quan hệ có sao không?
Nữ giới bị đau bụng dưới khi quan hệ rất có thể đã mắc một trong những bệnh phụ khoa liên quan đến viêm đường sinh dục như: viêm cổ tử cung và tử cung, viêm vùng chậu, … hay các khối u xuất hiện bất thường như u xơ tử cung, u nang buồng trứng… khiến sức khỏe cũng như khả năng tình dục của người bệnh suy giảm. Nếu bệnh không được điều trị sớm có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm đe dọa đến khả năng làm mẹ cũng như tính mạng của người bệnh.
Bạn có thể liên hệ đến phòng khám bằng cách:
- Gọi điện đến đường dây nóng: 02437 152 152 – 0969 668 152
- Chọn [Tư vấn trực tuyến] trên website phukhoaxadan.com
Để nhận hỗ trợ từ các chuyên viên tư vấn làm việc 24/24h
Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội làm việc tất cả các ngày trong tuần từ 8 giờ đến 20 giờ 30 phút tại địa chỉ 152 Xã Đàn, Đống Đa, Hà Nội.