Những triệu chứng phụ khoa mắc phải ở giai đoạn tiền mãn kinh
Ngày đăng: 6.07.2017
Tư vấn y khoa:
Rất nhiều chị em phụ nữ đến thời kỳ mãn kinh, thiếu kiến thức y học mà nhất là những triệu chứng về bệnh phụ khoa nên thường coi đó là những triệu chứng bình thường, dẫn đến một số bệnh phụ khoa đã phát triển nặng mà không hề hay biết. Đối với phụ nữ từ 45-55 tuổi phải đặc biệt chú ý đến thời kỳ mãn kinh boiwr do lượng estrogen thời kỳ mãn kinh suy giảm sẽ là thời gian thích hợp để các loại bệnh phụ khoa bắt đầu tìm đến quấy nhiễu. Ví dụ như hiện tượng rối loạn chảy máu ở tử cung, có khoảng 30% phụ nữ thời kỳ mãn kinh có nguy cơ viêm nhiễm âm đạo.
Tinh ý để phát hiện bệnh sớm
Theo như các chuyên gia khuyên rằng đối với phụ nữ ở độ tuổi mãn kinh, sự sụt giảm hoạt động nội tiết estrogen của buồng trứng và môi trường âm đạo trở nên khô và trung tính, sẽ thiếu đi các chất dịch và axit lactic diệt khuẩn, vi khuẩn khiến nấm và tạp trùng dễ dàng tấn công âm hộ và âm đạo gây viêm nhiễm. Tình trạng viêm nhiễm mạn tính lâu ngày sẽ dẫn đến bệnh ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng.
Các triệu chứng khi mắc bệnh viêm nhiễm phụ khoa
- Âm đạo thường có tiết dịch bất thường như có khí hư, có máu và có mùi hôi khó chịu…
- Cơ quan sinh dục hay bị ngứa, rát, đau đỏ, có các nốt, vết loét hoặc có mụn nước.
- Khi đi tiểu có hiện tượng đau, buốt.
- Có hiện tượng đau bụng dưới hoặc đau trong khi giao hợp.
- Có hiện tượng chảy máu bất thường ngoài chu kỳ kinh nguyệt hoặc chảy máu sau khi giao hợp…
Vì vậy, bắt đầu bước sang tuổi 45, hàng năm các chị em phải đi kiểm tra phụ khoa một lần để thăm khám các bệnh phụ khoa từ ba mặt cổ tử cung, tử cung, buồng trứng để có thể phát hiện sớm và điều trị bệnh sớm.
Phòng và điều trị bệnh khoa học
Nếu có các biểu hiện trên, chị em phụ nữ cũng nên đến các cơ sở y tế để được chữa trị kịp thời. Người bệnh cũng cần phải kiên trì và tuân thủ đúng các phác đồ điều trị của bác sĩ để đạt kết quả tốt nhất.
Khi đã có kết quả điều trị tốt, cần phải để phòng tránh tái phát bệnh, cần chú ý thực hiện vệ sinh cá nhân, vệ sinh vùng kín đúng cách. Vệ sinh không tốt sẽ là môi trường lý tưởng để vi khuẩn gây hại.
Chi em cũng nên tăng cường dưỡng chất và tăng sức đề kháng cho cơ thể, như bổ sung Sữa, thịt nạc, cá, đậu tương… đặc biệt là những thức ăn làm bằng đậu tương,bởi thành phần dinh dưỡng là tương đối đầy đủ, hàm lượng protid cao, mà còn giàu chất canxi, phospho, sắt… và nhiều loại vitamin B1, B2… là những loại thức ăn có tác dụng phòng chống sơ cứng động mạch và bệnh tim rất lý tưởng. Đồng thời phải ăn nhiều rau xanh, hoa quả, khoai tây, cà rốt… để bổ sung thêm vitamin, chất xơ, muối hữu cơ và nước.
Ngoài ra, chị em cũng có thể tập những bài tập nhẹ nhàng sau để phòng bệnh
Massage bụng: Giữ tư thế đứng thoải mái, sau đó hít thở tự nhiên, toàn thân thả lỏng. 2 tay mát xa từ từ 2 bên bụng ra xương mu. Mỗi vòng tính 1 lần là 8 nhịp. Làm 4 lần như vậy.
Xoa bóp nhẹ nhàng từ vùng rốn: Hít thở tự nhiên rồi thả lỏng toàn thân. 2 lòng bàn tay đan vào nhau và sau đó úp lên vùng rốn, rồi nhẹ nhàng ấn xuống theo vòng tròn cùng theo chiều kim đồng hồ theo nhịp 1-8. Làm 2 lần như vậy, rồi đổi chiều tiếp tục và làm ngược lại 2 lần 8 nhịp.
Vặn hông: Tư thế đứng tự nhiên, sau đó hít thở tự nhiên, toàn thân thả lỏng. 2 tay chống vào 2 bên hông, vặn hông từ bên trái sang phải, rồi trở về bên trái thành 1 chuyển động trái phải theo nhịp 8. Làm như vậy 4 lần