Hướng dẫn cách phòng ngừa bệnh phụ khoa

Ngày đăng: 4.08.2017

Tư vấn y khoa:

Trước hết chúng ta nên biết rằng bệnh phụ khoa thường gặp nhiều nhất là bệnh nhiễm trùng sinh dục – tiết niệu. Nhiễm trùng sinh dục – tiết niệu hay còn thường được gọi tắt là viêm sinh dục là một trong những bệnh phụ khoa thường gặp nhiều nhất  ở phụ nữ do cấu trúc niệu đạo ngắn và nằm ở vị trí gần hậu môn nên rất dễ bị vi khuẩn gây bệnh xâm nhập.

Có thể bạn quan tâm: 

Khi có sự xâm nhập của các mầm bệnh thì bất cứ phần nào của đường tiểu, sinh dục kể cả phần trên của thận, bàng quang, niệu quản, cũng có thể viêm nhiễm, nhưng thường là viêm sinh dục dưới, bao gồm: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, viêm âm hộ,. Triệu chứng chung của bệnh viêm sinh dục thường là bị huyết trắng hay còn được gọi là khí hư là một dạng dịch trong nhầy, không màu Tuy nhiên bạn cần phải phân biệt rõ giữa huyết trắng sinh lý và huyết trắng bệnh lý.

Đối với  phụ nữ trong độ tuổi hoạt động sinh dục, bình thường giữa 2  chu kỳ kinh nguyệt, vào thời điểm xung quanh ngày rụng trứng, cổ tử cung  thường tiết ra chất nhầy và kéo dài từ 3 – 5 ngày nhằm giúp tinh trùng,nếu có sự giao hợp sẽ dễ dàng đi vào bên tròn lỗ cổ tử cung và gặp trứng để thụ thai. Chất nhầy tiết ra nhiều hay ít còn phụ thuộc theo lượng nội tiết tố estrogen cao hay thấp. Nếu chất nhầy trong, dai có thể kéo dài thành sợi và không có mùi hôi, không gây ngứa là huyết trắng sinh lý, không phải bệnh và không cần phải chữa trị.

Còn nếu như huyết trắng có mùi hôi, màu trắng đục, xanh hay vàng nhạt và  gây ngứa thì đó là huyết trắng bệnh lý, nghĩa là bạn có thể bị viêm sinh dục dưới, có thể kèm theo: ngứa, tiểu gắt, tiểu buốt và khi giao hợp có cảm giác đau. Tác nhân gây nên bệnh viêm âm đạo có nhiều loại, có thể do vi khuẩn gây bệnh lậu, do trùng roi…Theo một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng Phụ nữ nông thôn rất dễ bị các bệnh phụ khoa, trong đó có viêm sinh dục. Lý do là do điều kiện sống thiếu nước sạch, lao động lại thường xuyên ngâm mình trong nước sông, ao rạch bị ô nhiễm, điều kiện vệ sinh kém do không có nhà vệ sinh, nhà tắm hợp vệ sinh. Trong một nghiên cứu năm 2015 – 2016, tỉ lệ mắc bệnh phụ khoa của tỉnh Hậu Giang qua thăm khám lâm sàng lên đến 63% tỉ lệ mắc bệnh, qua kết quả xét nghiệm là 57,7%.

Không chỉ ở phụ nữ đã có gia đình dễ bị viêm nhiễm vì không còn có màng trinh bảo vệ, do không giữ vệ sinh tốt khi có kinh hay giao hợp mà các bé gái cũng có thể  dễ dàng bị nhiễm do mặc quần lót  ẩm ướt, chơi đất bẩn không rửa tay sạch sẽ gãi gây nhiễm trùng hoặc cũng có thể có các mầm bệnh có cả giun kim từ hậu môn chui qua gây huyết trắng bệnh lý. Để chữa trị bệnh này phụ nữ cần đi khám phụ khoa xác định đúng nguyên nhân gây bệnh và điều trị

Hướng dẫn cách  phòng ngừa bệnh

+ Điều hết sức quan trọng mà phụ nữ cần lưu ý là nên phòng ngừa huyết trắng bệnh lý và các bệnh nhiễm trùng sinh dục-tiết niệu nói chung. Luôn luôn giữ vệ sinh bộ phận sinh dục được xem là yêu cầu hàng đầu bằng các cách sau:

– Năng tắm rửa, vệ sinh sau khi tiêu tiểu.

– Không nên mặc quần lót quá chật, nên thay quần lót mỗi ngày, giặt, phơi, ủi quần lót sạch sẽ ở chỗ khô ráo có ánh nắng, không để ẩm.

– Vệ sinh kinh nguyệt tốt vì kinh nguyệt là một môi trường thuận lợi để vi khuẩn, mầm bệnh phát triển đồng thời cũng nên thay băng vệ sinh thường xuyên, tránh giao hợp khi có kinh nguyệt.

– Giữ vệ sinh sạch sẽ sau khi sinh hoạt vợ chồng.

– Nên giáo dục cho trẻ em gái có ý thức vệ sinh cá nhân hàng ngay ngay từ khi còn nhỏ.

Nếu phát hiện có những dấu hiệu bất thường ở vùng kín thì nên đi thăm khám ngay.  Một số phụ nữ trẻ thường e ngại việc khám phụ khoa và giấu diếm bệnh khiến huyết trắng bệnh lý, viêm sinh dục kéo dài dẫn đến vô sinh sau này