Các mốc khám thai định kỳ rất quan trọng đối với mẹ bầu

Ngày đăng: 7.03.2018

Tư vấn y khoa:

Làm mẹ là điều thiêng liêng và hạnh phúc nhất mà phụ nữ nào cũng mong muốn được trải qua một lần trong đời. 9 tháng 10 ngày là khoảng thời gian thai nhi hình thành và phát triển, trong khoảng thời gian này, chị em cần được chăm sóc và quan tâm đặc biệt để theo dõi, bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé. Chính vì vậy, chị em khi mang thai cần khám thai định kỳ thường xuyên. Hãy cùng tìm hiểu các mốc khám thai định kỳ rất quan trọng đối với mẹ bầu trong bài viết dưới dây.

Khám thai định kỳ là gì?

khám thai định kỳ

Khám thai định kỳ là chỉ định y tế bắt buộc đối với mọi mẹ bầu để theo dõi, nắm bắt quá trình mang thai, sức khỏe của mẹ và thai nhi, bổ sung những dinh dưỡng cần thiết giúp thai nhi phát triển toàn diện nhất. Bên cạnh đó, khám phụ khoa định kỳ còn giúp phát hiện sớm và khắc phục kịp thời nếu thai nhi có bất cứ biểu hiện bất thường nào.

Các mốc khám thai định kỳ rất quan trọng đối với chị em

Nhiều chị em liên hệ tới Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội thắc mắc rằng nên khám thai bao nhiêu lần và khám vào thời điểm nào của thai kỳ. Theo chuẩn quy định của Bộ Y Tế, trong một thai kỳ mẹ bầu nên đi khám thai khoảng 7 lần (ít cũng phải 3 lần vào 3 tháng đầu, sau đó khám định kỳ vào 3 tháng giữa và 3 tháng trong giai đoạn cuối thai kỳ). Cụ thể, mẹ bầu nên khám thai vào những mốc sau:

các mốc khám thai định kỳ

  • Lần đầu (tuần 4 – 8): khi bắt đầu thấy chậm kinh và có những biểu hiện lâm sàng của mang thai, chị em nên đi khám để siêu âm, xác định tim thai, xác định thai đã vào tử cung chưa. Kết quả siêu âm sẽ cho biết tuổi thai, kích thước thai, ngày sinh dự kiến. Ngoài ra, siêu âm sẽ giúp phát hiện thai nhi có biểu hiện bất thường hay thai phụ có mắc bệnh lý phụ khoa nào không để sớm khắc phục.
  • Lần thứ hai (tuần 11 – 12): siêu âm 4D để đo khoảng sáng sau gáy của thai nhi để phát hiện nguy cơ mắc bệnh Down và bệnh tim bẩm sinh và xét nghiệm máu để phát hiện rối loạn NST. Những chỉ số này nếu để sang tuần thứ 13 trở đi sẽ không còn chính xác nữa.
  • Lần thứ ba (tuần 16 – 18): lần khám thứ 3, bà bầu sẽ được siêu âm để theo dõi sự phát triển của thai nhi xem có điều gì bất thường không.
  • Lần thứ tư (tuần 20 – 22): khoảng thời gian này, bà bầu cần đi khám thai để theo dõi những triệu chứng bất thường hay dị tật (nếu có) của thai nhi như hở hàm ếch, dị dạng chi, khuyết tật cơ quan nội tạng,…
  • Lần thứ năm (tuần 26 – 28): cũng như những lần trước, ở lần thứ 5, bà bầu tiếp tục đi khám để theo dõi sự phát triển của thai nhi. Ngoài ra, bà bầu sẽ được tiêm phòng uốn ván mũi đầu tiên hoặc mũi nhắc lại nếu sinh lần thứ 2, 3 và dung nạp glucose để xem có bị tiểu đường không.
  • Lần thứ sáu (tuần 32): ở lần thứ 6 này, bà bầu sẽ được tiêm mũi phòng uốn ván lần 2 và tiếp tục theo dõi thai nhi.
  • Lần thứ 7 (tuần 36): lần khám thai cuối cùng, bà bầu sẽ được siêu âm để chẩn đoán cân nặng của thai nhi, xác định ngôi thai, nước ối, tình trạng rau thai, theo dõi tim thai,…

Sau 7 lần khám định kỳ, những tuần gần ngày sinh, mỗi tuần bà bầu cần đi khám một lần để liên tục theo dõi tình trạng sức khỏe để chuẩn bị sinh nở.

Khám thai định kỳ là việc làm vô cùng quan trọng, bà bầu cần khám thai định kỳ theo lịch của bác sĩ và lưu ý không bỏ qua 3 mốc quan trọng nhất là tuần 12, 22, 32. Việc tuân thủ lịch trình khám thai là việc chuẩn bị tốt nhất cho việc sinh nở, giúp bà bầu vượt cạn an toàn, em bé khỏe mạnh, thông minh,…

Vừa rồi là lịch trình khám thai với 7 mốc quan trọng dành cho bà bầu, hy vọng sẽ giúp những chị em đang mang thai có thêm kiến thức trong việc chăm sóc sức khỏe cho cả mẹ và bé trong thai kỳ. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan tới khám thai định kỳ, để được tư vấn tận hãy liên hệ tới Phòng khám Đa khoa Quốc tế Hà Nội qua tổng đài 02437 152 152 hoặc để lại chat trực tiếp tại phần [Tư vấn trực tuyến]